Cách skincare da khô của nàng liệu đã đúng chưa?

Không lý tưởng như da thường, làn da khô rất khó trong việc chăm sóc và lựa chọn những sản phẩm skincare phù hợp.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, Phương sẽ bật mí tất tần tật những bí quyết skincare cho làn da khó chiều này bên dưới đây nha.

Da khô là như thế nào?

da kho la nhu the nao

Da khô được hiểu đơn giản là làn da thiếu dầu và nước. Tình trạng này có thể bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên phần lớn trường hợp thường xảy ra ở phái đẹp và người cao tuổi do tuyến bã nhờn hoạt động kém.

Cách nhận biết da khô

Dấu hiệu rõ rệt nhất để nhận biết tình trạng da này là sự sần sùi, thô ráp.

Ở giai đoạn ban đầu, có thể chúng sẽ không có quá nhiều biểu hiện tuy nhiên nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như: ngứa dữ dội, da nứt nẻ, căng rát thậm chí là bong tróc.

cach nhan biet da kho

Không chỉ riêng da mặt, những biểu hiện này còn có thể xuất hiện ở những vùng da khác trên cơ thể như mu bàn tay, quanh khớp ngón tay và gót chân.

Để chính xác hơn, bạn có thể dùng giấy thấm dầu đặt lên mặt, nhất là vùng chữ T. Sau vài phút, lấy giấy thấm dầu ra và quan sát thấy chúng vẫn khô sạch thì da bạn thuộc tuýp da khô

Một lưu ý nhỏ là trước khi thử nghiệm phương pháp này bạn cần làm sạch da thật kỹ đấy nhé.

Nguyên nhân da khô

Da khô mụn

nguyen nhan da kho mun

Mặc dù da khô thường rất ít khi nổi mụn nhưng đó không phải là sự tuyệt đối, vẫn có một số ít trường hợp gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân chủ yếu là do lớp màng lipid bảo vệ da bị phá vỡ dẫn đến sự xâm nhập của những vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm.

Da khô nhạy cảm

nguyen nhan da nhay cam

Đây là làn da vừa thiếu nước lại vừa rất dễ kích ứng trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài hoặc các thành phần có trong sản phẩm skincare.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do màng lipid bảo vệ da mỏng bẩm sinh và rất dễ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố và tuổi tác cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến làn da khô nhạy cảm.

Da khô lão hóa

nguyen nhan da nhay cam

Nếu ưu điểm của da khô là ít nổi mụn thì nhược điểm của chúng là rất nhanh bị lão hóa.

Nguyên nhân chủ yếu là do không cung cấp đủ lượng nước tối thiểu vào cơ thể khiến tầng thượng bì bị nứt nẻ, bong tróc dẫn đến việc hình thành những nếp nhăn.

Thêm vào đó, da khô thường nhạy cảm và dễ tổn thương hơn dưới ánh nắng mặt trời, vì các liên kết collagen và elastin dễ dàng bị phá vỡ bởi tia UVB/UVA.

Da khô đổ dầu

nguyen nhan da kho dau

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng đây là tình trạng chung của rất nhiều cô gái.

Nguyên nhân chính là do da bị khô mất nước trầm trọng, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn để cân bằng độ ẩm cho da, củng cố màng lipid bảo vệ.

Tác hại của da khô

tac hai cua da kho

Da khô làm cho lớp màng lipid rất dễ bị phá vỡ trước sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm và nổi mụn.

Không giống với những loại da khác, da khô một khi xuất hiện mụn thường rất khó điều trị và dễ để lại sẹo thâm.

Dưới tác động của ánh nắng mắt trời, da khô thường chịu tổn thương gấp 3 lần so với các tình trạng da khác.

Vì thế mà hiện tượng nám, sạm đen, tàn nhang và nếp nhăn cũng thường thấy nhiều hơn ở những người có cấu trúc làn da này.

Thêm vào đó, tế bào da khô rất dễ bị suy giảm chức năng, dẫn đến làn da trở nên nhạy cảm hơn trước những tác động tiêu cực từ môi trường và thành phần hóa chất.

Ngoài ra, tình trạng nứt nẻ, căng rát, bong tróc da còn khiến bạn trở nên e dè và mất tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Da khô phải làm sao?

Chăm sóc da khô từ bên trong

cham soc da kho tu ben trong

Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày được xem là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng da khô từ bên trong.

Khi bạn bổ sung đủ lượng nước cần thiết, các tế bào sẽ luôn trong tình trạng “ngậm nước”, từ đó làn da được căng mọng và tràn đầy sức sống, hạn chế được tình trạng bong tróc và nổi mụn.

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây, rau củ giàu vitamin và khoáng chất khác, điều này có tác dụng lớn trong việc tăng cường sức đề kháng cho da.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn cũng cần bổ sung những thực phẩm có chứa thành phần axit béo Omega-3, kẽm, vitamin A và vitamin E để không chỉ tăng cường độ ẩm mà còn bảo vệ da trước những tác hại từ tia cực tím.

Chăm sóc da khô từ bên ngoài

cham soc da kho tu ben ngoai

Thoa kem dưỡng

Đây được xem là một trong những phương pháp chăm sóc từ bên ngoài cần thiết nhất với da khô.

Bạn nên chọn loại kem dưỡng có thành phần đậm đặc để vừa cấp ẩm dưỡng ẩm vừa hình thành lớp màng kìm hãm sự thoát hơi nước và bảo vệ da tối ưu.

Xem thêm

Top những dòng kem dưỡng ẩm cho da khô tốt nhất hiện nay mà nàng nên cho vào bộ sưu tập skincare da khô của mình nè.

Pha thêm dầu vào kem dưỡng

Để hỗ trợ cho việc dưỡng ẩm tốt hơn, bạn có thể biến tấu bằng cách trộn dầu với kem dưỡng. Tuy nhiên không phải bất kì loại dầu nào cũng có thể thực hiện được phương pháp này, điển hình là dầu dừa vì chúng gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Theo các nghiên cứu, dầu Argan, dầu Squalane và dầu Jojoba được xem là lựa chọn tốt nhất để thực hiện phương pháp pha trộn này.

Vì cả ba đều có kích thước phân tử nhỏ, dễ thẩm thấu và không để lại cảm giác bết dính. Thêm vào đó, các thành phần này còn rất giàu vitamin E và chất chống oxy hóa nên có thể vừa dưỡng ẩm và bảo vệ da hoàn hảo.

Xem thêm

Một số loại dầu dưỡng da tốt nhất cho da khô mà không gây bí hay gây mụn ẩn khi dùng

Tẩy da chết

Cũng tương tự như những cấu trúc da khác, da khô cũng cần được tẩy da chết thường xuyên theo chu trình 1 lần/tuần.

Bước này giúp loại bỏ những tế bào da chết, sần sùi và bong tróc do thiếu độ ẩm, tạo điều kiện cho các tế bào mới hình thành. Nhờ đó làn da của bạn mới được sạch sẽ, mịn màng và trắng sáng.

Không rửa mặt với nước nóng

Thông thường rửa mặt bằng nước ấm sẽ giúp loại bỏ tế bào chết trên nhưng nếu bạn canh chỉnh nhiệt độ quá cao, làm cho nước nóng trên 33 độ C thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại.

Tình trạng da khô do mất nước sẽ trở nên trầm trọng hơn, lớp màng bảo vệ lipid cũng mỏng dần, từ đó dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Không dùng sữa rửa mặt có chứa thành phần Alcohol và hương liệu

Chúng là nguyên nhân trực tiếp khiến da của bạn trở nên khô và dễ kích ứng hơn.

Thay vào đó, hãy chọn loại sữa rửa mặt có những thành phần dưỡng ẩm cao như: Hyaluronic Acid, Glycerin, Oleic Acid, Lauric Acid,… cùng một số chiết xuất thảo mộc có nguồn gốc tự như nha đam, nhân sâm, ngọc trai,…

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến nồng độ pH của sản phẩm, hãy ưu tiên chọn sữa rửa mặt có độ pH từ 4 đến 6 nhé.

Hạn chế dùng mỹ phẩm có thành phần

Retinoids, Benzoyl Peroxide, Alcohol, Salicylic Acid, hương liệu và chất bảo quản vì những thành phần này đều khiến tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

Xây dựng một chu trình dưỡng da đúng để tránh làm da khô nhanh chóng bị lão hoá sớm

Da khô nên dùng gì?

Thành phần chống lão hóa

Da khô là da mất nhiều nước, hàng rào lipid bảo vệ da kém, dẫn đến da nhanh lão hóa. Vì thế khi lựa chọn những dòng skincare, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm có những thành phần dưới đây.

Xem thêm

Niacinamide: Là một dẫn xuất của vitamin B3, thành phần này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sinh ceramide giúp da mềm mại, mịn màng mà còn duy trì độ ẩm trên da. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng sạm da, một trong những nguyên nhân gây ra lão hóa. Rosehip oil (tinh dầu nụ tầm xuân): Thành phần này chứa đến 80% acid béo nên có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen đồng thời cũng tạo được lớp màng bảo vệ da chống lại quá trình lão hóa từ những tác nhân bên ngoài. Và lớp màng này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước. Thêm vào đó, Rosehip oil còn chứa beta carotena, vitamin C và E giúp chống oxy hóa. Grapeseed oil (dầu hạt nho): Hàm lượng vitamin E, beta-carotene và coenzyme Q10 có trong tinh dầu hạt nho đều là những chất chống oxy cực mạnh, giúp ngăn ngừa tình trạng sạm da và dấu hiệu xuất hiện nếp nhăn sớm. Ngoài ra, Grapeseed oil còn chứa linoleic, một loại axit béo thiết yếu giúp cân bằng độ pH, kháng viêm và tăng sức đề kháng cho da.
da kho nen dung gi

Thành phần dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm liên tục và thường xuyên được xem là bước quan trọng nhất để cải thiện tình trạng da khô.

Vì lúc này da sẽ được cấp một lượng nước và dầu vừa đủ để cân bằng độ pH, bảo vệ tầng thượng bì khỏi những yếu tố tiêu cực tác động từ bên ngoài.

Vậy nên chọn những sản phẩm skincare có thành phần dưỡng ẩm nào tốt?

Xem thêm

Glycerin: Đây là thành phần quen thuộc, được dùng phổ biến trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da. Chúng có khả năng hút ẩm từ môi trường bên ngoài để cân bằng độ ẩm cho da. Đồng thời, thành phần này còn được biết đến là hoạt chất làm mềm da và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Hyaluronic acid: Thành phần này có khả năng chứa đựng lượng nước lớn hơn 1000 lần so với trọng lượng ban đầu của chúng Vì thế mà người ta thường bổ sung thành phần này vào hầu hết các sản phẩm dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, thành phần này còn có công dụng tuyệt vời trong việc tăng độ đàn hồi cho da, làm mờ nếp nhăn và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Sodium PCA (muối của pyrrolidone carbonic acid): Theo nghiên cứu, khả năng hút ẩm của Sodium PCA cao hơn 1,5 lần so với Glycerin. Và ngay cả khi nồng độ tăng lên 50% thì thành phần vẫn tuyệt đối an toàn và không gây hiện tượng kích ứng. Sodium PCA thường xuất hiện trong thành phần của những dòng sản phẩm high-end, có tác dụng ngăn ngừa sự thoát nước và cân bằng độ ẩm trên da.

Thành phần khóa ẩm

Bên cạnh dưỡng ẩm thì khóa ẩm được xem là bước quan trọng tiếp theo trong chu trình chăm sóc da. Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt là với làn da khô.

Chúng tương tự như “vỏ bọc” có nhiệm vụ khóa ẩm, ngăn ngừa sự thoát hơi của nước và các dưỡng chất đã có trong những bước skincare trước.

Bạn có thể chọn mua một số sản phẩm có chứa các thành phần khóa ẩm dưới đây.

Xem thêm

Mineral Oil (Dầu khoáng): Thành phần này khi sử dụng thường để lại cảm giác ẩm mượt nhưng bạn đừng nhầm lẫn kiểu ẩm nhờn gây bít tắc lỗ chân lông nhé. Các phân tử có trong Mineral Oil khá to nên chỉ hoạt động tốt ở bề mặt trên cùng của da. Nhờ vậy mà chúng giúp giữ ẩm và khóa ẩm tuyệt vời. Thêm vào đó, thành phần này còn có khả năng làm lành các vết thương ngoài da một cách nhanh chóng. Lanolin: Đây là thành phần được chiết xuất từ lông cừu gồm nhiều este sáp, chất hữu cơ và các axit béo có tác dụng cấp ẩm và chống lão hóa vượt trội. Nhờ vào kích thước phân tử lên nên các Lanolin cũng chỉ hoạt động hiệu quả trên bề mặt da nên thành phần này thường có trong các sản phẩm dưỡng ẩm và khóa ẩm. Beeswax (sáp ong): Tương tự như ester, Beeswax có khả năng hút giữ ẩm và làm quánh, vì thế mà thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng thoát nước trên da. Allantoin: Thành phần này thường được tìm thấy ở một số loài thực vật như mầm lúa mì, liên mộc, cây phong,… tuy nhiên dùng trong mỹ phẩm thường là rễ cây comfrey. Allantoin hoạt động theo cơ chế hút ẩm từ môi trường ngoài để cân bằng độ ẩm trên da, vì thế mà thành phần giúp duy trì độ ẩm hiệu quả.

Thành phần làm mềm da

Đây được xem là “chìa khóa” để giúp làn da khô có được sự mịn màng, tươi trẻ đồng thời ngăn ngừa được tình trạng căng rát và bong tróc.

Một số thành phần có tác dụng làm mềm da thường thấy trong các dòng sản phẩm skincare là:

Xem thêm

Bơ hạt mỡ: Trong thành phần này có chứa hai hoạt chất quan trọng là axit oleic và stearic không chỉ giúp dưỡng ẩm mà còn làm mềm da hiệu quả. Dầu hoa cúc: Tinh dầu chiết xuất từ thành phần này không chỉ chứa các chất chống oxy hóa và tẩy tế bào chết dịu nhẹ mà còn giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, kích thích quá trình tái tạo tế bào để da được trắng sáng, mịn màng. Tinh dầu hoa anh thảo: Omega-6 và các Gamma-Linolenic Acid (GLA) trong tình dầu có tác dụng ngăn ngừa tình trạng khô da, làm mềm da và giảm sưng viêm hiệu quả. Đặc biệt, nhờ vào đặc tính làm mềm mà thành phần này còn thường được dùng để hỗ trợ một số bệnh liên quan về da như vảy nến, mẩn ngứa, kích ứng.

Thành phần chống nắng

Không chỉ riêng da khô mà hầu như tất cả loại da đều quan trọng ở việc chống nắng. Vì nếu thiếu đi bước này thì các bước chăm sóc da ở trên đều trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, với da khô bạn sẽ cần sản phẩm kem chống nắng chuyên dụng cho da khô ráp với các thành phần thiên về cấp ẩm và dưỡng ẩm.

Xem thêm

Nha đam: Trong thành phần này không chỉ chứa nhóm hoạt chất anthraglycosid có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da dưới tác hại của tia UV mà còn có thêm các axit amin, vitamin giúp thanh nhiệt làm dịu da da. Ngọc trai: Không chỉ có tác dụng trong việc ngăn ngừa thâm sạm, nám, tàn nhang mà bột ngọc trai còn giúp dưỡng ẩm và duy trì độ mịn màng cho da. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng bong tróc và khô da. Nhân sâm: Có tác dụng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng cho tế bào, chống oxy hóa và cân bằng độ ẩm cho da.
 

Da khô và cách khắc phục bằng skincare

Quy trình chăm sóc da cơ bản cho da khô gồm những bước sau:

Ban đêm

Ban ngày

  • Sữa rửa mặt
  • Toner
  • Serum
  • Kem dưỡng ẩm
  • Kem chống nắng
  • Xịt khoáng cấp ẩm tạm thời 2 tiếng/lần

Tuy nhiên với da khô thì cần bổ sung thêm nước xịt khoáng và bước khóa ẩm. Ngoài ra tất cả các dòng mỹ phẩm đều cần chứa những thành phần có khả năng dưỡng ẩm cao nhất.

Vậy tại sao phải bổ sung thêm bước xịt khoáng và khóa ẩm?

Xịt khoáng là sản phẩm có chứa nhiều thành phần khoáng chất được điều chế ở dạng lỏng để khi xịt ra ngoài có thể tạo thành lớp sương mỏng giúp tăng cường độ ẩm kịp thời cho da.

Bên cạnh khả năng cấp ẩm thì xịt khoáng còn có tác dụng giúp kem dưỡng nhanh thẩm thấu vào da, duy trì lớp trang điểm và làm da tươi mát. Bước này bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào cảm thấy da bị khô ráp và cần cấp ẩm.

Và tương tự như xịt khoáng, khóa ẩm cũng là bước quan trọng không kém trong chu trình chăm sóc da khô.

Chúng tương tự như hàng rào bảo vệ giữ cho các dưỡng chất và nước trên da không bị bay hơi ra ngoài đồng thời còn giúp da được mềm mại hơn, hạn chế tình trạng bong tróc.

Ngoài ra, với làn da khô bạn còn cần bổ sung thêm dầu dưỡng mềm da, tẩy da chết và mặt nạ dưỡng ẩm.

Với tẩy da chết, mỗi tuần chỉ nên thực hiện từ 1 đến 2 lần và vào ban đêm để tránh kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng da khô. Còn với mặt nạ giấy dưỡng ẩm và dầu dưỡng, bạn có thể dùng 2 đến 3 ngày trong tuần hoặc trường hợp da quá khô có thể dùng hàng ngày.

Những câu hỏi thường gặp về da khô

Da khô có thể điều trị triệt để cho hết khô được không?

Da khô nếu xuất phát từ nguyên nhân lớp màng lipid mỏng bẩm sinh thì rất khó có thể điều trị triệt để, thay vào đó bạn có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài hằng ngày để duy trì làn da ẩm mượt, mịn màng.

Với trường hợp da khô xuất phát từ các yếu tố tác động bên ngoài như chăm sóc da không đúng cách, thời tiết lạnh, lạm dụng tẩy tế bào chết,… thì bạn có thể hoàn toàn khắc phục và ngăn ngừa chúng không tái phát.

Da khô dùng AHA, BHA, retinol được không? Vì sao?

BHA và Retinol được khuyên không nên dùng cho da khô còn AHA thì ngược lại.

Vì trước hết BHA có khả năng len lỏi sâu vào da và hoạt động như một chất tẩy tế bào chết còn Retinol cũng có công dụng trong việc làm bong tróc da chết, cả hai thành phần này đều hoạt động rất mạnh nên khả năng gây kích ứng cho làn da khô cao vô cùng.

Với AHA thì lại khác, mặc dù cũng có tác dụng tẩy tế bào chết nhưng chúng chỉ hoạt động trên bề mặt ngoài cùng của da, không làm ảnh hưởng đến tầng trung bì và hạ bì.

Đồng thời AHA còn có khả năng làm dày lớp biểu bì và duy trì độ ẩm cho da.

Tại sao da khô cần dưỡng ẩm nhiều?

Như đã nói ở phần đầu, da khô là da đang thiếu nước và dầu một cách trầm trọng, vì thế việc dưỡng ẩm tối ưu là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng bong tróc và nứt nẻ.

Với làn da này, khi chọn những sản phẩm chăm sóc da bạn nên chú ý vào các thành phần dưỡng ẩm.

Kết luận

Da khô là làn da tương đối nhạy cảm và rất dễ tổn thương, do đó trong quá trình skincare bạn cần phải thật sự thận trọng và chú tâm vào từng bước chăm sóc cũng như những thành phần có trong sản phẩm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các nàng da khô có được giải pháp hiệu quả và nhanh chóng hơn trong quá trình điều trị nha.